Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 24, 2014

Chùa Phúc Khánh - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Phúc Khánh gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau tam quan là một sân nhỏ dẫn đến tiền đường. Trong đó, tiền đường và hậu cung thuộc phật điện. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Các vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp... Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch. Di vật trong c

Chùa Một Cột - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thảng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên. Lịch sử Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vì vậy, trong việc quy hoạch xây dựng kinh đô, vương triều Lý và các triều đại kế tiếp đều đặc biệt coi trọng vị thế phong thủy của bông sen ngàn cánh này. Sự tạo tác chùa Một Cột được khởi nguồn cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông (1028-1054): Thấy Phật Bà Quan-Âm ngồi trên đài hoa sen, mời vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói với triều thần, có người cho là điềm gở nhưng nhà sư Thiên Tuế thì khuyên vua nên xây chùa. Vua

Chùa Bộc - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Bộc nằm trên đường chùa Bộc, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa thờ Phật và vua Quang Trung. Chùa Bộc (còn có tên là Sùng Phúc tự hay Thiên Phúc tự) xưa thuộc thôn Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê (1676) theo tấm bia cổ nhất ở trong chùa. Chùa Bộc là một ngôi chùa lớn đã bị phá hủy trong trận đánh lịch sử gò Đống Đa, ba năm sau (1792) đã được sư phụ trụ trì chùa là Lê Đình Lượng trùng tu trên nền đất cũ và đổi tên là chùa Thiên Phúc. Từ đó đến nay chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Kiến trúc chùa có tam quan cao 8 m, 2 tầng. Đi vào trong sân có ba nhà bia và hai ngọn tháp. Xung quanh chùa có hồ Voi Tắm, gò kéo cờ, gò đánh cồng là những dấu tích liên quan đến chiến thắng “Đống Đa” của vua Quang Trung vào ngày mùng 5 tết năm 1789. Chùa chính làm theo chữ Đinh gồm có tiền đường và hậu cung, Trong hậu cung có các bức tượng Phật đặc trưng của một ngôi chùa Việt. Trong chùa còn bảo tồn đượ

Chùa Hà - Hà Nội

Hình ảnh
Kiến trúc Từ Cầu Giấy vượt qua sông Tô Lịch đi về hướng tây khoảng 800m du khách sẽ thấy phố Chùa Hà ở bên phải. Nằm ngay sát vòng xoay ngã năm ở đoạn giữa phố này, tam quan chùa Hà hoành tráng ngảnh về hướng tây, xa xa là dãy núi Ba Vì. Trước cửa chùa xưa kia có một hồ nước đã bị lấp vào cuối thế kỷ 20. Trên một cột trụ có dòng chữ Hán đắp nổi: “Lê Triều Chính Hoà tạo dựng” (Dựng vào niên hiệu Chính Hoà triều Lê, tức năm 1681). Bên cạnh tam quan chùa là cổng đình làng mới sửa lại, trông hơi giống cổng chùa Láng. Sát liền đầu hồi bên phải chùa Hà là ngôi đình làng, ở giữa là lối đi vào khu nhà hậu. Chùa và đình chung nhau tường bao, làm thành một khu di tích với khuôn viên liên thông. Khu này đã được quy hoạch và trùng tu lớn trong giai đoạn 1995—2003 khi ruộng vườn xã Dịch Vọng bị đô thị hoá dần dần mất hết. Hiện nay tuy các công trình vẫn tuân theo phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn nhưng hầu hết đều thay đổi diện mạo ít nhiều so với thời trước chiến tranh, chỉ ta

Chùa Tảo Sách - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Tảo Sách tọa lạc tại số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Là ngôi chùa cổ lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm quý giá. Lịch sử Chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách) có tên chữ là Linh Sơn tự. Tương truyền, hoàng tử Uy Linh Lang - con trai Vua Trần Thánh Tông và Hoàng hậu Minh Đức - đã nhiều lần xin cha mẹ cho xuất gia quy Phật nhưng không được chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây làm nơi đọc sách, ngâm vịnh thi phú, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ. Năm 1287, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 3, hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công. Năm 1300, khi hoàng tử mất, nhà vua thương tiếc cho xây đền Nhật Chiêu (nay là đình Nhật Tân) để nhân dân hương khói phụng thờ. Còn trên nền nhà đọc sách ven hồ, dân làng đã xây dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích của hoàng tử. Đến đầu đời Lê (thế kỷ 15), một ngôi chùa đã được dựng trên nền cũ của am cỏ, gọi là Tảo Sách tự (nghĩa là đọc sách dướ

Chùa Kim Liên - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm,phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa vừa thờ Phật vừa thờ công chúa Từ Hoa. Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên cung Từ Hoa để công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang. Vào đời Trần (1225 – 1413), trên nền cũ của cung Từ Hoa dựng lên một ngôi chùa; trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Năm 1639, dưới triều vua Lê Thần Tông, chùa được tu sửa lại là Chùa Đại Bi. Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (chùa Kim Liên). Năm 1792 - 1793, đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay. Kiến trúc của chùa Kim Liên mang dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù,

Chùa Láng - Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền tự và được giải thích trong văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo quản ở chùa như sau: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền. Chùa có cảnh quan đẹp, được miêu tả rõ trong tấm bia có niên đại Thịnh Đức thứ tư (1656): “Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt phượng thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp”. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (1128 đến 1138). Do sự tích ấy mà con

Chùa Quán Sứ Hà Nội

Hình ảnh
Chùa Quán Sứ là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam ,  tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Lịch sử chùa Quán Sứ Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Đến năm 1822, chùa được sửa sang thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập chọn lấy chùa làm trụ sở trung ương. Đến năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế do hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Ngày nay, ch

Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Hình ảnh
Lịch sử hình thành Theo sử sách còn lưu lại, chùa Trấn Quốc ban đầu mang tên Khai Quốc (mở nước), được khai sáng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Đây là ngôi chùa gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhà nước Vạn Xuân. Với tọa độ địa lí ở bên bờ nước Hồng, tại làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Vào năm 1615, dưới triều vua Lê Trung Hưng, chùa được dân làng Yên Phụ dời vào gò đất Kim Ngưu, giữa hồ Tây – trên nền cũ của cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Lúc đó, chùa cũng được di chuyển luôn tên gọi từ Khai Quốc (mở nước) sang An Quốc (giữ yên đất nước). Đến thời vua Lê Hy Tông (1676 – 1705), khi hòn đảo Cá vàng trở thành bán đảo Cá vàng, thì ngôi chùa An Quốc cũng được đổi tên là chùa Trấn Quốc. Bức hoành phi đề chữ “Trấn Quốc Tự” treo tại gian bái điện được làm từ thời đó. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị tới thăm, ban 1 đồ

(Chùm ảnh) - Chùa Báo Ân Hà Nội xưa

Hình ảnh
Trên khu đất cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm mà ngày nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, từng tồn tại một trong những ngôi chùa đặc biệt nhất của Thủ đô. Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn và độc đáo từng tồn tại ở Hà Nội trong khoảng 5 thập niên của thế kỷ 19. Chùa khánh thành vào khoảng năm 1842, do Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng khu đất gần 100 mẫu ở bờ Đông hồ Gươm. Mặt trước chùa quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Ngoài tên gọi chính thức, chùa Báo Ân còn có nhiều tên gọi khác như chùa Liên Trì (ao sen) vì nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chùa Nguyễn Đăng Giai – tên vị tổng đốc cho xây chùa, chùa Quan Thượng – chỉ hàm Thượng thư của quan Tổng đốc. Người Pháp thì gọi đây là chùa Khổ Hình (Pagode des Supplices) vì thấy ở chùa có hai bức ván vách chạm nổi cảnh hàng loạt khổ hình dành cho những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia (Cảnh Thập điện Diêm vương). Tranh v

Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Hình ảnh
Chùa Bái Đính thuộc tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á… Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Toàn cảnh chùa Bái Đính Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa nhữ

Để ăn chay vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng

Hình ảnh
Ăn nhiều món chay thanh nhạt, ít dùng chất béo nặng mùi một cách khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe. Ăn chay hay ăn mặn? Đối với loại hình ăn uống thường ngày, có người chủ trương ăn chay, có người lại chủ trương ăn mặn. Người ăn mặn cho rằng, thức ăn động vật cung cấp cho cơ thể protid tốt và lipid, thúc đẩy nhiều cho não và cơ thể phát triển, vì vậy, ăn mặn có thể làm cho ta cường tráng, tinh lực tràn đầy. Người ăn chay lại cho rằng, món chay dinh dưỡng dễ hấp thu, món chay làm cho máu sạch, tâm tịnh khí hòa, cũng như giảm bớt hấp thu độc tố từ động vật và trì hoãn lão hóa. Xét về góc độ dinh dưỡng học, ăn chay và ăn mặn đều có lợi và hại. Xét về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng protid, canxi, vitamin tan trong dầu khi ăn mặn sẽ nhiều hơn so với ăn chay. Trái lại, acid béo không bão hòa, vitamin, chất xơ và một số nguyên tố kiềm tính khi ăn chay sẽ phong phú hơn so với ăn mặn. Nên đa dạng hóa bữa ăn chay mới đầy đủ dưỡng chất Bất kể ăn c