Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 16, 2016

Tản mạn về việc ăn chay

Hình ảnh
Ăn chay hiện được xem là một xu hướng toàn cầu hóa. Không chỉ dân châu Á mà ngay cả người dân phương Tây cũng bắt đầu ăn chay. Tuy nhiên, không phải ai ăn chay cũng hiểu rõ nguồn gốc của việc ăn chay, ý nghĩa và tất cả các vấn đề liên quan đến việc này. Theo tác phẩm “Trung Quốc Phật giáo sử”, nguồn gốc của việc ăn chay có thể bắt nguồn từ Vua Lương Võ Đế (502 – 536). Ông Vua này là một người rất tín ngưỡng Phật giáo và đã có công kiến tạo nhiều ngôi chùa đồ sộ ở Trung Quốc; lập đàn tràng trai tăng chẩn tế và thay mặt Tăng già giảng kinh nói pháp, chú giải kinh điển. Ông đã từng ban ra tổng cộng 4 sắc lệnh với nội dung bắt Tăng Ni phải triệt để ăn chay. Từ đó, Tăng Ni Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay theo kiểu này. Một số nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản cũng đều ăn chay, không ăn mặn. Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau như đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh

Phân tích việc ăn chay về Khoa học và Sức khoẻ

Hình ảnh
Cổ nhân có câu: ‘ Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất.’ (Bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra). Ðây tôi không nói đến phần thứ nhì của câu này đã khiến một số người phải tu tịnh khẩu luôn. Phần thứ nhất – bệnh do những gì ta ăn uống vô – chắc hẳn chúng ta không mấy ai không từng kinh nghiệm, qua những lần đau bụng nhức đầu, ỉa chảy, nổi mề đay,v.v…? Ðó chỉ là kể sơ vài kết quả cấp thời. Thay thế thịt cá tôm trứng bằng các loại đậu đỗ để đảm bảo dinh dưỡng Một cái cây bón đúng cách sẽ tươi tốt và trổ hoa thơm trái ngọt; ngược lại, sẽ cằn cỗi và hoa còi trái đẹt. Con người cũng vậy, ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược lại, có thể lắm bệnh, nóng nẩy, dữ dằn và ngu độn. ==> Như vậy: Thế nào là ăn uống đúng cách? Hạp tự nhiên? Chẳng hạn, con voi sinh ra để ăn cỏ là hạp tự nhiên; con cọp sinh ra để ăn thịt là hạp tự nhiên. Chúng ta hãy thử xét xem con người sinh ra để ăn gì? Trước hết là bộ răng. Bộ răng người không giống bộ răng cá

Ăn chay theo kiểu người Nhật

Hình ảnh
Được lưu truyền và phát triển cùng với sự hưng thịnh của Phật giáo ở khu vực Đông Á, ăn chay ngày nay càng phổ biến vì tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường và là phương pháp tu thiền ngay tại nhà. Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc, “Shojin ryori” là tên gọi của món ăn chay trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Về mặt nguồn gốc, như món ăn chay ở nhiều nước khác trong khu vực, thực phẩm chay trong văn hóa Nhật Bản là cách nấu nướng và ăn uống gắn với các tu viện, chùa chiền. Ở Nhật Bản, chùa là nơi linh thiêng, là nơi luôn mở cửa để công chúng và khách tham quan được tham quan và nếm thử các món ăn chay trong không khí chay tịnh, trong sạch. Bên cạnh đó, các nhà hàng thương mại cũng phục vụ đồ ăn chay để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Shojin ryori được đưa vào Nhật Bản qua con đường giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Dần dà, ảnh hưởng từ văn hóa và phong cách ẩm thực bản địa đã tạo nên những món ăn chay theo đúng tinh thần của xứ sở Phù Tang. Khác vớ

Ăn chay trong mùa Báo hiếu

Hình ảnh
Tháng Bảy khi bắt đầu những trận mưa ngâu, ngoài trời thoáng một chút heo may nhè nhẹ cũng là khi lòng người náo nức hướng về ngày lễ lớn trong năm: Lễ Vu lan Báo hiếu cùng với những món ăn chay quen thuộc. Tôi chẳng biết lễ Vu lan có từ đâu và bắt đầu từ khi nào, chỉ biết từ khi tôi còn rất nhỏ, trong lời ru, câu dạy của bà, của mẹ đã nhắc đến ngày này như một điều gì đó rất thiêng liêng và cao cả. Khi tôi đủ lớn để nhận thức mọi việc xung quanh, năm nào cũng vậy, để chuẩn bị cho ngày rằm tháng Bảy, bà và mẹ phải rục rịch từ đầu tháng. Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện kể của bà từ khi còn thơ bé. Bà bảo tháng Bảy là tháng xá tội vong nhân. Đây là dịp để con cháu vì trung tiên vong linh của tiền nhân mà làm tròn đạo hiếu. Cũng như bao nhà theo đạo Phật khác, năm nào cũng vậy, ngoài phần cúng cầu siêu cho vong linh tiên tổ, sắm vàng mã cho các cụ, bà và mẹ cũng chuẩn bị mâm cơm chay gọi là phần tiểu thực cho cả gia đình. Bà tôi bảo, ăn chay là điều tốt, mình không như các

Món chay trong hành trình văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hình ảnh
Chưa ai làm một thống kê để xem trong tổng thể thực đơn các món ăn Việt Nam, những món lấy nguyên liệu từ thực vật chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là người dân Việt có truyền thống làm các món chay cũng lâu dài như văn hiến Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử Phật giáo gắn liền với đời sống người dân, việc ăn chay trở thành một thành tố trong văn hóa ẩm thực nước nhà. Đồng hành với đời sống dân cư Món ăn là phần văn hóa thực tế và sống động nhất trong cộng đồng cư dân. Và trong cách nhìn về căn tính dân tộc như một số nhà nghiên cứu, người Việt có một cơ duyên để thiết kế một thực đơn ăn chay cho dân tộc mình rất bản sắc và cũng rất quy mô. Cho dẫu việc nghiên cứu lịch sử các món chay Việt Nam còn chưa thấu đáo, thì việc điểm lại bối cảnh cư dân Việt sinh sống trên mảnh đất trải dài trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng thảm thực vật đa dạng là lợi thế và cực kỳ hữu ích trong việc chế tác các món chay. Trong hành trình mở đất, người Việt đã hình thành nhữn

Đồ ăn chay ‘đắt hàng’ sau Tết

Hình ảnh
Ngán các món thịt, cá trong Tết, nhiều gia đình chuyển sang các món ăn chay vừa đổi khẩu vị lại tốt cho việc giảm cân. Bác Nhung (Tam Trinh, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, cả dịp Tết, gia đình nhà bác “ngập” trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm. Chính vì vậy, từ mùng 3 Tết trở đi, gia đình bác chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món. “Tết nhà nào cũng toàn món thịt, giò, chả đến mức đi chúc Tết đến nhà ai nhìn thấy mấy món đó cũng ngán. Vì vậy, tôi chuyển sang là làm mấy món salat, rau luộc, thấy bữa cơm ngon hơn hẳn”, bác Nhung cho biết. Cũng trong tình cảnh “sợ thịt”, từ sau Tết, chị Hải Tiên (Tam Trinh, Hà Nội) thường xuyên cho cả nhà ăn các món đậu, rau luộc, các món chay được chế biến cầu kỳ. “Đồ ăn chay bây giờ cũng có đủ các loại thịt, cá, rất phong phú, mình chịu khó làm cầu kỳ một chút thì cũng không kém ngoài hàng là mấy. Nhà mình ăn đồ chay, ai cũng tấm tắc khen ngon vì khẩu vị rất lạ, ăn lại ngọt miệng và tốt cho tiêu hóa”, chị Tiên nói. Theo chị

Dịch vụ nấu cỗ chay hốt bạc ngày rằm tháng Giêng

Hình ảnh
Ngao ngán với thịt mỡ, bánh chưng nên các món ăn chay đang là cách để thay đối khẩu vị, lấy lại sự cân bằng của nhiều thực khách sau kỳ nghỉ Tết. Món ăn thời thượng Sau 9 ngày nghỉ Tết, chị Trang ở Cầu Giấy, Hà Nội, đi làm trong trạng thái uể oải, bao nhiêu dư âm của những đặc sản vẫn còn khiến chị rùng mình. Chính vì vậy, những món ăn chay được chị cùng nhiều đồng nghiệp chọn để cân bằng lại khẩu vị và sức khỏe của mình. “Ban đầu tưởng khó ăn, nhưng đồ chay được nhiều nơi chế biến rất ngon mà lại có lợi cho sức khỏe, không bị tăng cân nên mình được bạn bè rủ đi ăn nhiều,” chị Trang nói. Dạo quanh các nhà hàng nấu cỗ chay ở Hà Nội như Bồ Đề Tâm, Linh Đan 4B, Loving Hut…, đồ ăn chay cũng được thể hiện rất cầu kỳ, đa dạng và mang hương vị riêng của từng đầu bếp. Phổ biến nhất là các món như gà hấp, bò xào, tôm chiên, nem rán, giò chay, chả quế chay, sườn chiên kẹp dừa sốt, kim tiền kê (xiên nướng), phở cuốn (hoặc cơm lá sen), đậu cuốn nấm, xào hải sản ngũ quả, nai xào lá l

Không lo thiếu chất khi ăn chay

Hình ảnh
Ngày nay thói quen ăn chay đã dần trở nên phổ biến đối với tất cả mọi người. Ăn chay không còn giới hạn trong khái niệm tâm linh, người ta ăn chay vì sức khỏe và vì môi trường sống. Cần kết hợp các loại thực phẩm Ăn chay là thói quen tốt, cần duy trì, phát huy nhân rộng trong điều kiện khí hậu trái đất đang nóng dần lên do khí thải hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, việc chuyển sang chế độ ăn thực vật theo các nhà khoa học “hoàn toàn phù hợp với cấu trúc bên trong và bên ngoài của con người…” Tuy nhiên, có không ít người lại e ngại vì ăn chay không đủ chất, họ luôn cảm thấy đói bụng sớm hơn so với ăn mặn. Điều này là do người ăn chay chưa quen với chế độ ăn uống mới cũng như chưa nắm rõ nguyên tắc cơ bản của việc ăn chay, phải biết kết hợp các loại thực phẩm. Bác sĩ Minh Kiều, chủ tịch hội dinh dưỡng TPHCM cho biết “Chúng ta vẫn áp dụng tháp thực phẩm nhưng có một số điều chỉnh cho khẩu phần chay. Ví dụ phần đáy tháp vẫn giữ nguyên nguồn tinh bột, phần kế tiếp là rau củ quả,

Chùa Xá Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh)

Hình ảnh
Cách bài trí một tượng Phật duy nhất, tôn nghiêm cộng với giá trị nghệ thuật của pho tượng đã góp phần làm nên nét đặc thù riêng của chùa Xá Lợi . Lịch sử và kiến trúc Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 083.9307438, 083.9300114. Chùa chính thức khởi công xây dựng ngày 5/8/1956 (nhằm ngày 29/6 năm Bính Thân) trên một diện tích 2500 m2, do Câu lạc bộ Đông Dương nhượng lại với số tiền tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Chùa được xây dựng theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, với sự tham gia kỹ thuật của hai kỹ sư Lê Văn Hổ và Trương Văn Khoa cùng với sự đôn đốc thi công của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận. Thời gian thi công ngôi chùa là mười bảy tháng và hoàn thành ngày 2/5/1958. Chùa được khánh thành vào các ngày 2-4/5 /1958 (nhằm ngày 14-16/3 năm Mậu Tuất). Chùa Xá Lợi chỉ mới trải qua một lần

Chùa Bửu Long (Thành phố Hồ Chí Minh)

Hình ảnh
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long , có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai. Chùa cách trung tâm TP.HCM hơn 20km - là một không gian vừa để tham quan du lịch, vừa là chốn tâm linh Phật giáo bình an, tĩnh lặng. Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của HT.Thích Viên Minh, trụ trì. Sau khi hoàn thành chánh điện, Bửu Long tự giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm. Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chù