Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 13, 2018

6 Câu châm ngôn sâu sắc của người xưa, đọc xong thọ ích một đời

Hình ảnh
Cổ nhân cho rằng: thế gian việc gì cũng không nên cưỡng cầu, chuyện gì cũng có thể buông bỏ, nhàn nhã cũng là thú vui. Tình người có muôn vàn dạng nên như thế này, nên như thế kia, chỉ cần giữ tâm hồn thoải mái là được.  Trong Video góp nhặt cát đá này chúng ta sẽ cùng chia sẻ về 6 Câu châm ngôn sâu sắc của người xưa, có tác dụng như kim chỉ nam trong cuộc sống. Xin mời các bạn cùng nghe! 1. Người đi đêm dẫu chẳng làm điều tà gian nhưng không thể cấm chó sủa Ngày xưa, người ra đường giữa đêm khuya khoắt thường rơi vào hai trường hợp: Một là có việc gấp, bất đắc dĩ, hai là kẻ trộm cắp, lưu manh. Dẫu là người quân tử, đường đường chính chính, không làm chuyện xấu nhưng đi ngoài đường buổi đêm cũng khó tránh khỏi điều tiếng, không ngăn nổi đàn chó sủa bậy. Lại cũng giống như người ta có thể quang minh chính đại, đi được thẳng, làm được chính nhưng cũng không ngăn nổi lời ong tiếng ve dị nghị của thiên hạ. Bởi vậy, chớ nên để trong tâm những điều thị phi, tai đừng nghe

10 Lời dạy của cổ nhân, rất đáng học hỏi

Hình ảnh
Đời người hạnh phúc nhất là giữ được bản thân vui vẻ, bình an mà không bị xoay vần theo những biến đổi của cuộc đời. Điều ấy cũng có nghĩa là bạn đang trở nên mạnh mẽ hơn và giỏi chịu đựng hơn. Trong video góp nhặt cát đá này chúng ta sẽ cùng chia sẻ về 10 bài học đã được cổ nhân đúc rút. Đây đều là những bảo bối trên con đường nhân sinh của mỗi người: 1. Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người không ôm cây, ngồi một mình chớ dựa lan can Trước đây trong miếu thường có những đồ dùng, vật báu quý hiếm, nếu một mình đi vào miếu rất dễ bị tình nghi ăn cắp đồ, bởi vậy mới có câu “một người không vào miếu”.  Hai người khi ngó xuống giếng xem, một người không cẩn thận mà bị trượt chân ngã xuống giếng, người còn lại sẽ bị hiểu lầm là thủ phạm đẩy người kia xuống, bởi vậy mới nói “Hai người không xem giếng”.  Ôm cây kỳ thực là chỉ khiêng cây, có ba người cùng khiêng cây sẽ có một người vì lười nhác mà ỷ vào sức lực của hai người khác, bởi vậy mới c

9 Thời điểm dễ mắc sai lầm nhất trong đời người

Hình ảnh
Sai lầm là một phần phí mà con người trả cho một cuộc đời trọn vẹn. Nhưng cũng đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mà sai lầm, va vấp cứ mãi tiếp nối nhau.  Trong Video Góp nhặt cát đá này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn: 9 Thời điểm dễ mắc sai lầm nhất trong đời người. Các bạn hãy cùng nghe, chiêm nghiệm và thay đổi trước khi quá muộn nhé. 1. Quá vui dễ lỡ lời  Nói nhiều tất hớ, nhất là trong lúc vui mừng. Kỳ thực trong khi vui mừng thì tâm người ta rất thiện, hoàn toàn không có ác ý nào, dường như gặp ai cũng muốn chia sẻ, nói hết ra những gì muốn nói. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được. Cổ nhân nói: “Vui không thể vui đến cực điểm”. Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì sự nghiêm nghị bình thường sẽ không còn, tư thế cũng không còn đoan chính. Thông thường người ta sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời khô

4 Phẩm chất cao quý cần tu dưỡng để thành công trong đời

Hình ảnh
Đời người là một quá trình liên tục hỏi hỏi, hoàn thiện bản thân. Bạn của ngày hôm nay nhất định phải tốt hơn ngày hôm qua, của ngày mai ắt phải cao quý hơn hôm nay. Vậy đâu mới thực sự là những tiêu chuẩn cần phải đạt được của một phẩm cách cao quý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong Video Góp nhặt cát đá này nhé. 1. Biết nhận sai Cổ nhân nói: "Ngẩng đầu giải thích không bằng cúi đầu nhận lỗi". Nhưng phàm người ta rất ít khi muốn thừa nhận thiếu sót của bản thân, sai lầm của cá nhân mình. Người ta hoặc viện đủ mọi lý do để bào chữa, hoặc đổ lỗi cho người khác, quyết không bao giờ nhận trách nhiệm về phía mình. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại, văn hóa nhận lỗi đã trở thành một thứ xa xỉ. Hỏi có mấy ai dám đứng trước mặt người khác thừa nhận tất cả sai lầm của mình. Sở dĩ người ta không dám thừa nhận lỗi lầm là bởi họ coi đó là một sự sỉ nhục, nỗi hổ thẹn, là sự tự hạ thấp mình. Kỳ thực, biết nhận sai chính là một loại cảnh giới tinh thần cao thượn