Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 20, 2018

Chè khoai lang nước đường gừng

Hình ảnh
Chè khoai lang với từng miếng khoai mềm, bùi mà ngọt ngào, hòa quyện với nước đường thơm mùi gừng sẽ là món tráng miệng lý tưởng cho cả nhà đấy. NGUYÊN LIỆU - Khoai lang: 2 củ - Gừng: 1 mẩu nhỏ - Đường: 100 gr CÁCH LÀM - Khoai lang mua về các bạn gọt vỏ, ngâm vào thau nước sạch có pha nước muối pha loãng để khoai không bị thâm. - Cắt từng khúc vừa ăn, rửa lại rồi vớt ra rổ để ráo. - Gừng cạo vỏ, thái chỉ. - Đun 1 lít nước với 100 đường, gừng. Đến khi đường tan các bạn thả khoai lang vào, đun sôi lại rồi hạ lửa thật nhỏ để khoai mềm mà không bị nát.  - Khi khoai chín mềm các bạn tắt bếp. - Múc chè khoai lang ra ly hoặc chén, thêm đá bào hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh (vào mùa hè), hoặc ăn khi còn ấm nóng (vào mùa đông). Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm Chè khoai lang nước đường gừng !

Luận ngữ: 50 Câu tinh hoa cổ nhân truyền lại

Hình ảnh
Luận Ngữ là một trong bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, thể hiện tư tưởng . Trải qua hơn 2000 năm truyền thừa, cho đến nay Luận Ngữ vẫn còn có ý nghĩa thiết thực, rất đáng để chúng ta suy ngẫm cảm ngộ. Dưới đây là 50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ, chỉ đọc một lần nhưng có thể thọ ích cả đời! 1. “Nhân vô viễn lự, ắt hữu cận ưu” (Người không lo xa, ắt có buồn gần) Người không suy nghĩ cho tương tai, ắt có ưu sầu ngay trước mặt. 2. “Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn”.  (Bậc trí yêu nước, người nhân yêu non) Người thông minh trí tuệ yêu thích sông nước, người nhân đức yêu thích núi non. 3. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”  (Cái mình không muốn, chớ làm cho người) Điều mà mình không muốn, thì cũng không được áp đặt lên người khác. 4. “Dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín”  (Kết giao bằng hữu, nói lời giữ lời) Kết giao bằng hữu, nhất định nói lời phải giữ lấy lời, giữ chữ tín. 5. “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất

7 Điểm dễ dàng phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân

Hình ảnh
Người quân tử luôn là mẫu hình hướng đến của xã hội xưa. Quân tử và tiểu nhân chính là hai vế đối lập nhau như nước với lửa. Chẳng ai muốn làm tiểu nhân để phải nhận sự chê bôi của người đời. Nhưng nhìn thế nào để ra được bậc quân tử và kẻ tiểu nhân đây? Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ “đức hạnh”. Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông. Dưới đây là những điểm cơ bản phân biệt hai loại người đó. 1. Trí tuệ Trí tuệ không chỉ nói đến sự thông minh, khôn khéo, ứng biến giỏi hay học thức cao. Rất nhiều người học cao, thông minh nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới “quân tử”. Ngoài ra, nhiều kẻ khôn vặt, giảo hoạt, dù có được trí thông minh thì cũng chỉ là kẻ tiểu nhân đắc chí. Trí tuệ của người quân tử đôi khi không biểu hiện ra ngoài trong những hoàn cảnh bình thường, chỉ như mặt nước hồ thu không mảy may gợn sóng. Trí tuệ của họ không phải là cái khôn nhất thời để chiếm đoạt lợi íc

9 kỳ mưu của Quỷ Cốc Tử giúp bạn nhìn thấu lòng người, thế sự

Hình ảnh
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, ở ẩn trong núi, dạy nhiều trò giỏi, tinh thông bách gia. Đến nay ông còn truyền lại những cách nhìn người, đạo xử thế vô cùng uyên thâm.  Quỷ Cốc Tử là nhân vật tiêu biểu của Đạo gia thời Xuân Thu Chiến Quốc, là thủy tổ của tung hoành gia. Ông thường vào núi hái thuốc tu Đạo. Vì ẩn cư ở hang Quỷ Cốc, cho nên tự xưng là Quỷ Cốc tiên sinh, là đệ tử của Lão Tử. Hơn 2000 năm nay, các nhà Binh pháp gia đều tôn Quỷ Cốc Tử là Thánh nhân, Tung hoành gia tôn ông là thủy tổ, người xem mệnh bói toán tôn ông là tổ sư gia, Đạo giáo tôn ông là Vương Thiền lão tổ. Cả đời Quỷ Cốc Tử chỉ xuống núi đúng một lần, chỉ thu nhận 4 đồ đệ: Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần, Trương Nghi. Bốn người này trước khi vào núi chỉ là vô danh tiểu tốt, sau khi xuống núi ai nấy đều hiển lộ tài năng dị thường, lưu danh thiên cổ. Họ đã áp dụng binh pháp thao lược và tung hoành biện thuật do Quỷ Cốc Tử truyền thụ để vươn lên làm quan, làm tướng các nước

Người có khí chất cao quý hay không, chỉ cần nhìn vào 6 điểm này là biết rõ

Hình ảnh
Ai cũng muốn được cao quý trong đời, được nể trọng. Nhưng ít người biết rằng tiền bạc không làm nên người cao quý, danh vọng không làm nên người đáng trọng. Rốt cuộc thì người cao quý, họ là ai? Người xưa phân biệt “phú” và “quý” rất rõ ràng. Nhà giàu trong vùng, quá khứ gọi là “thổ hào”, của cải đầy kho, người hầu cả trăm. Nhưng có nhiều “thổ hào” mãi chỉ là kẻ trọc phú, giàu mà không sang, không quý. Nhiều người giàu cố gắng học lấy vẻ cao sang, quý phái nhưng cũng chỉ có thể là “giả quý” (cao quý giả tạo). Họ chính là “trưởng giả học làm sang” mà học mãi chẳng thành. “Phú” là tính bằng con số, hiện vật, bạc tiền nhưng “quý” thì lại liên quan đến sự tôn nghiêm trong cảnh giới tinh thần của người ta. Khí chất cao quý ngấm sâu vào hồn cốt của người ta dù có tiền bạc trăm vạn lượng cũng không sao mua được. Bởi nó liên quan chặt chẽ với sự giáo dục, hun đúc truyền thống của gia tộc và sự tu dưỡng của cá nhân. Người có khí chất cao quý, có phúc khí đều có 6 đặc trưng lớn dư

4 Loại trí tuệ lớn lưu truyền ngàn năm

Hình ảnh
Những chuyện không được như ý trong đời người ta thường chiếm đến tám chín phần, chúng ta phải đối mặt như thế nào đây? Bốn trí tuệ lớn làm nên một cuộc đời huy hoàng, giúp con người ta vượt qua mọi trắc trở gian nan. Khi bạn đọc xong bài viết này, nhắm mắt nghiền ngẫm, có lẽ bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình… 1. Đừng quên nguyện thuở ban đầu Trong “Kinh Hoa Nghiêm” có câu: “Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung”, nôm na là chỉ có giữ vững và tin tưởng vững chắc vào thệ nguyện ban đầu của mình, thế thì mới có thể thành tựu ước mơ, công đức tròn đầy, văn vẻ một chút là: Không quên nguyện ban đầu, mới có thể vẹn toàn trước sau. Tâm niệm ban đầu chỉ rõ phương hướng cho ta cố gắng, cung cấp động lực cho ta vươn lên, càng nhắc nhở chúng ta những lúc do dự mất phương hướng đừng quên con đường ta đi lúc đầu, đừng quên vì sao ta xuất phát, đừng để “cảnh đẹp ven đường khiến ta lạc mất hướng đi”. Chỉ cần ta kiên định với tâm niệm ban đầu, cuối cùng sẽ có thể thành công.

10 Quy tắc của Trời không thể phá vỡ, nếu không hối hận thì đã muộn

Hình ảnh
Cổ nhân đã tích lũy kinh nghiệm sống bao đời, để lại những lời khuyên dạy cho hậu nhân. Mỗi lời dạy đều quý hơn vàng, là những chân lý cho muôn đời! Hạnh phúc lớn nhất của mỗi người chính là trong tâm không có chuyện phiền muộn; tai họa của một người có đáng sợ tới đâu cũng không bằng lòng dạ đa nghi. Người ta thường nói: “Dữ kỳ đa tâm, bất như thiểu căn cân”, tạm dịch: Nếu vì đa nghi mà sinh hiểu lầm thà coi như không biết việc gì sẽ tốt hơn. Nguồn gốc của thị phi thường ở sự đa nghi của con người, đa nghi sinh bất lợi cho việc qua lại và chung sống giữa người với người. Chỉ có những người cả ngày phải bôn ba vất vả cực nhọc kiếm sống, bị những chuyện vụn vặt vướng víu quanh thân mới hiểu được rằng bình an, vô sự, nhẹ nhàng chính là hạnh phúc lớn nhất. Chỉ có những người tâm như chỉ thủy, yên tĩnh ổn định mới hiểu được hiểu lầm chính là tai vạ lớn nhất. 1. Lưu thủy bất tranh tiên Nghĩa là: Những dòng suối không tranh nhau chảy Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủ

Người cao quý tu dưỡng 4 phẩm giá lớn nhất cuộc đời theo đạo của nước

Hình ảnh
Khổng Tử nói: “Kẻ trí thông đạt đạo lý nên yêu thích cái lưu động không ngừng của nước. Người nhân an nhiên thi hành đạo lý nên yêu thích cái vững vàng bất dịch của núi. Kẻ trí nhận thức linh động, người nhân tâm hồn an tĩnh. Kẻ trí sống vui vẻ, người nhân sống thọ” (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động, nhân giả tĩnh. Trí giả lạc, nhân giả thọ). Còn Lão Tử thì rất yêu thích nước, vì nước gần với Đạo. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử rất nhiều lần luận bàn về đạo của nước.  Nước không màu, trong suốt, phản chiếu ánh sáng, lại cho phép ánh sáng xuyên thấu. Giống như hư không, nước có khả năng dung chứa và thẩm thấu gần như hoàn hảo. Khi bị khuấy động, nước nổi sóng cuốn bụi trần và hóa đục. Khi sóng yên gió lặng, nước thả bụi trần lắng xuống đáy rồi lại trong suốt như thuở nguyên sơ.  Tâm hồn con người cũng thế. Khi lo lắng hay bận rộn, tâm hồn sẽ bị khuấy động bởi vô số ý nghĩ, năng lực nhận thức sẽ bị phân tán và rối loạn khiến cái nhìn trở nên không còn tỉnh tá

Khổng Tử luận về đạo lý đằng sau việc bắt ve

Hình ảnh
Hẳn bạn đã từng nghe “Không gian khó, không có thành công”, chỉ khi bạn thực sự đầu tư thời gian và công sức vào một việc gì đó, bạn mới có thể thành công, và trên cả sự thành công về công việc ấy, còn là sự  “thành nhân”, có nghĩa là sự phát triển của cá nhân bạn đã bước lên được một bậc thang mới. Khổng Tử là nhà triết học lỗi lạc trong lịch sử . Ông sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều học trò bất kể xuất thân sang hèn, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, ông được đánh gia là người cống hiến to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Có một câu chuyện Khổng tử dạy các học trò về đạo lý đằng sau việc bắt ve. Chuyện kể rằng một ngày nọ, Khổng Tử cùng các môn đệ chu du đến nước Sở. Khi đi ngang qua một khu rừng, họ gặp một ông lão gù lưng đang dùng gậy tre để bắt ve. Mỗi lần giơ gậy lên là một lần ông bắt được ve, không bỏ sót một con nào, trông đơn giản như ông dễ dàng nhặt cái gì đó ở dưới đất lên. Khổng Tử đến gần, cúi đầu

9 Phẩm chất làm nên một người quân tử, bạn có được bao nhiêu?

Hình ảnh
Trẻ em sinh ra đều thuần khiết như nhau, chỉ do tu dưỡng khác nhau mà phân biệt tiểu nhân – quân tử. Tiểu nhân – quân tử vốn không cố định, mỗi thời khắc buông thả bản thân đều có thể biến mình thành tiểu nhân, mỗi thời khắc tu chính bản thân đều có thể biến mình thành quân tử. Theo Luận ngữ – Quý Thị, Khổng Tử nói: Quân tử có 9 điều cần nhớ. Đó là những điều nào? 1. Thị tư minh Nghĩa là: Cân nhắc bản thân đã xem sự tình rõ ràng hết chưa. Chúng ta đều cảm thấy những điều mắt nhìn thấy được mới là sự thật. Nhưng, quả thật đúng như vậy không? Trên thực tế, chúng ta đều phải nhìn xuyên thấu qua “tâm” để xem xét vạn sự. Nhiều khi chúng ta không phân biệt rõ đúng sai là vì sao? Là do tâm của chúng ta có những lúc mất đi sự chuẩn tắc, bị thất tình lục dục dẫn động. Quân tử có thể phân rõ thị phi, phân rõ thật giả, là vì nội tại của anh ta có một khoảng không gian vô cùng thanh tĩnh, khiến cho tinh thần của anh ta luôn duy trì ở trạng thái cao. Dùng trạng thái tĩnh