Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 27, 2018

Đậu phụ sốt ớt tươi

Hình ảnh
Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cách món đậu phụ sốt ớt tươi đơn giản mà ngon nhé NGUYÊN LIỆU - Đậu phụ: 1 bìa lớn - Dầu ăn: 2 thìa - Gừng tươi: 1 mẩu nhỏ - Ớt sừng: 1/2 quả - Ớt chuông (xanh - đỏ - vàng): mỗi loại 1/4 quả - Cà rốt: 1 củ nhỏ - Xì dầu: 1 thìa canh - Tương ớt: 1/2 thìa - Hạt nêm - Rau mùi Đậu phụ sốt ớt tươi NGUYÊN LIỆU - Đậu phụ các bạn để nguyên miếng to, luộc qua nước sôi trong vòng vài phút cho nóng. - Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. - Ớt sừng bỏ hạt, thái nhỏ. - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ. - Ớt chuông các bạn bỏ hạt, thái hạt lựu nhỏ như cà rốt. - Rau mùi nhặt rửa sạch, để ráo. - Làm nóng dầu ăn trên chảo, cho gừng và ớt vào xào thơm rồi cho ớt chuông, cà rốt vào đảo đều. - Nêm xì dầu, tương ớt, hạt nêm chay vào đảo đều đến khi ớt chuông và cà rốt vừa chín. Tắt bếp. - Trút phần xốt ớt chuông lên trên đĩa đậu rồi rắc rau mùi lên trêng. Thưởng thức khi còn nóng. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cá

Dừa kho tiêu

Hình ảnh
Dừa kho tiêu là món ăn chay thường được dùng chung với cơm. Cách làm món này khá đơn giản, các bạn cùng theo dõi dưới đây nhé. NGUYÊN LIỆU - Cùi dừa: 1 quả - Boa rô: 1 cây - Dầu ăn - Xì dầu: 1 ít Dừa kho tiêu

Ăn chay sát sinh và quả báo

Hình ảnh
Nhân loại thời nay hầu hết đều thích ăn thịt, dẫn đến xuất hiện tràn lan các bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường sỏi thận, bệnh tim, xơ cứng mạch máu. “Xưa nay trong một bát canh  Oán sâu như bể hận thành non cao Muốn hay nguồn gốc binh đao  Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.  Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao? Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua  thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như

Ăn chay phòng bệnh

Hình ảnh
Nhiều người bảo ăn chay trường làm yếu người đi. Điều đó không đúng mà... cũng chẳng sai! Ăn chay – có bao nhiêu kiểu? Ăn chay không phải là chuyện mới mẻ gì, mà đã có lịch sử từ thời thượng cổ. Bằng chứng xưa nhất là những ghi chép trong Thánh Kinh, theo đó, loài người chỉ bắt đầu ăn mặn từ thời của Noah sau cơn đại hồng thủy. Nếu ăn chay trường làm yếu người thì chúng ta - con cháu của người thượng cổ - đã không có mặt trên cõi đời này, và cả các động vật ăn cỏ cũng chẳng tồn tại! Có rất nhiều lý do để người ta ăn chay: vì niềm tin tôn giáo (Phật giáo, Ấn Độ giáo), đạo đức (bảo vệ súc vật), tư tưởng triết học, sinh thái (sự thống nhất hài hòa của tự nhiên), kinh tế (ăn chay thường rẻ hơn ăn mặn) hay vì lý do sức khỏe (dị ứng, khả năng tiêu hóa,…). Do đó có nhiều kiểu ăn chay: • Ăn chay thuần túy hay ăn chay tuyệt đối: chỉ ăn rau, trái, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, đậu hạt, đậu trái, các loại hạt. Kiêng hẳn thức ăn từ động vật, kể cả sữa và các sản phẩm từ sữa (phô-mai,

Hồ Quỳnh Hương: Ăn chay và ngồi thiền giúp tôi đẹp hơn

Hình ảnh
Bí quyết làm đẹp của Hồ Quỳnh Hương rất tự nhiên, cô ăn chay và ngồi thiền. "Ăn chay và ngồi thiền giúp tôi đẹp hơn cả về vóc dáng lẫn tâm hồn." "Ăn chay và ngồi thiền giúp tôi đẹp hơn cả về vóc dáng lẫn tâm hồn". Với Hồ Quỳnh Hương, ăn chay và ngồi thiền là thói quen được cô duy trì đã lâu. Nhờ ăn chay, ngồi thiền, ca sỹ đất Mỏ thấy bình tâm, thư thái hơn để có thể làm được nhiều việc hơn nữa. Là một ca sĩ, cuộc sống của Hồ Quỳnh Hương luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, thường bị stress nhưng Hồ Quỳnh Hương cho biết, ngồi thiền và ăn chay chính là bí quyết để cô luôn cảm thấy tươi vui.“Trước khi ngủ, Hương dành 2 tiếng ngồi thiền, khi tỉnh dậy Hương luôn đón chào ngày mới bằng một nụ cười thật tươi…” cô nói. Ăn chay là một duyên lành Có người ăn chay trường, tức là bỏ hẳn không ăn những thức ăn từ động vật, do được nuôi dưỡng trong môi trường mà ở đó ai cũng ăn chay, nên thành thói quen. Có người lại đến với chay trường bằng trí tuệ, nghĩa là kh

Ăn chay với sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ con

Hình ảnh
Qua nhiều cuộc khảo cứu, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy ăn chay giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất và trí thông minh của đứa trẻ. Những trẻ con ăn chay trường thường tăng trưởng cân đối và khỏe mạnh hơn những trẻ con ăn thịt. Những đứa bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ phù hợp với cách thức nuôi nấng tự nhiên nên cơ thể có đặc tính miễn nhiểm đối với nhiều loại bịnh tật cũng mạnh hơn các đứa bé được nuôi bằng sữa bò hay sữa hóa học đặc chế. Khi đứa bé được ba tháng tuổi, nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không thể cho con bú được có thể thay thế bằng sữa đậu nành vì loại sữa này tốt hơn các loại sữa đặc chế khác. Sữa bò thường gây cho đứa bé bị tiêu chảy và một số dị ứng. Tuy nhiên sữa đậu nành được bày bán tại các tiệm tạp hóa hay tiệm thực phẩm không phải là sữa dùng cho trẻ con mà phải tìm mua tại các tiệm dược phẩm đàng hoàng và loại sữa phải phù hợp với số tuổi cùng thể trạng của đứa bé. Mức độ chất sắt trong cơ thể của đứa bé trong ba tháng đầu k

Người Việt Nam ăn chay sợ thiếu chất

Hình ảnh
Tôi đã để ý thấy người Việt tin tưởng rất mạnh mẽ vào khả năng tăng sức mạnh của thịt.Trong khi ăn chay ở Australia liên quan tới đạo đức, môi trường và bảo vệ động vật thì mối liên hệ lớn nhất với ăn chay ở Việt Nam hình như là cái đói. Lần đầu tiên tôi ăn thịt sau hơn 10 năm ăn chay là ở Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra (Australia). Ngài Đại sứ Việt Nam tổ chức chiêu đãi những tình nguyện viên chuẩn bị sang Việt Nam theo chương trình viện trợ của Chínhphủ Australia và tôi là một trong số họ. Chúng tôi đều nghĩ tiệc chiêu đãi sẽ bao gồm một cái bắt tay từ Ngài Đại sứ, một tách trà, và có thể một chút đồ ăn nhẹ. Nhưng khi tới nơi, chúng tôi mới học được một bài học quan trọng về tính hiếu khách của người Việt. Đó là nó luôn đi kèm với một lượng thức ăn khổng lồ. Là một người ăn chay, tôi được thêm một bài học nữa: Lượng thức ăn khổng lồ đó hầu như luôn chứa một lượng thịt khổng lồ. Tôi đã ăn phở bò và nem thịt heo được chế biến bởi đầu bếp riêng của Ngài Đại sứ và tôi

Những ngày ăn chay

Hình ảnh
Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết:  Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhứt ngoạt trai, Tam ngoạt trai. Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm). Nhứt ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như trên, thật ra không có điển cứ, chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường trai mà thôi.  Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý, nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được.  Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng. Lục tr

Bốn Mươi Lăm Năm Hoằng Pháp Của Đức Phật

Hình ảnh
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa). Năm thứ 2-4 (527-525 TTL): Ngụ tại thành Vương-xá (Rajagaha), kinh đô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha). Ngài cảm hóa vua Bình-sa (Bimbisara). Vua cúng dường khu rừng Trúc Lâm (Veluvana), ngoài cửa Bắc của thành Vương-xá, làm nơi trú ngụ của Đức Phật và chư Tăng. Ngài thường đến núi Linh Thứu (Gijjhakuta) để giảng đạo.Trong thời gian nầy, Ngài hóa độ Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, y sĩ Kỳ-bạt (Jivaka) và trưởng giả Tu-đạt Cấp Cô Độc (Sudatta Anathapindika). Y sĩ Kỳ-bạt cúng dường khu vườn xoài làm tinh xá, và trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường tinh xá Kỳ Viên (Jetavana). Ngài trở về thăm phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana), và nhậ

Sự Truyền Bá Phật Pháp

Hình ảnh
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TTL[10] tức hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca Niết Bàn gần hai trăm năm mươi năm, tức khoảng thế kỷ thứ 3 TCN[10], Phật giáo trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của hoàng đế Asoka đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật truyền sang các nước Á Châu và lan toả ra ngoài biên cương đại lục.  Phật giáo được truyền đi hai hướng: một hướng đi về phía Nam Ấn, truyền qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, và Campuchia. Phật giáo truyền theo hướng này bằng ngôn ngữ Pali và được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Một hướng khác đi về phía Bắc Ấn qua A Phú Hãn (Afghanistan) đến Trung Hoa. Từ Trung Hoa, Phật giáo truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Và một hướng thứ ba cũng từ Bắc Ấn truyền sang Nepal vào Tây Tạng. Phật giáo truyền theo hai hướng sau này bằng ngôn ngữ Sanskrit hoặc được chuyển ngữ qua tiếng bản địa và được gọi là Phật giáo Bắc Truyền. Riêng với Việt Nam, Phật giáo được du nhập vào