Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 31, 2016

Vì sao “người tốt” lại không được phúc báo

Hình ảnh
Từ xưa đến nay, trong cuộc sống hàng ngày có không ít người thường xuyên phàn nàn rằng: “Mình là người tốt, vì sao lại không được phúc báo? Mình cũng cố gắng làm việc thiện, đối xử tốt với mọi người nhưng sao lại gặp nhiều chuyện xui xẻo? Thật sự quá bất công!” Nhưng khi phàn nàn những lời như thế này, chúng ta cũng nên ngẫm nghĩ và tìm hiểu ba câu hỏi: Như thế nào mới đúng là người tốt? Như thế nào mới thực sự là làm việc thiện? Như thế nào mới có được phúc báo? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm đáp án cho các câu hỏi này nhé ! Làm việc nên làm, không làm việc không nên làm Kỳ thực, người sống trên đời, hãy làm việc mình nên làm, đừng làm việc không nên làm. Hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất (dính mắc, vướng bận, bận tâm…) Điều mà người ta gọi là buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ cuộc sống, cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đây không được gọi là buông bỏ, mà còn là một loại chấp nhất khác. Thậm chí có người quan niệm rằ

9 Điều không được cưỡng cầu khi đi lễ chùa

Hình ảnh
Nhiều người trong chúng ta thường lên chùa để cầu phúc, xin lộc… Vậy, phúc lộc có thể kêu cầu được hay không? Từ xa xưa, cổ nhân đã cho rằng: đi chùa không phải để cầu được điều này điều kia. Họ tin tưởng rằng, Thần linh nhìn rõ được tâm tưởng của mình, tâm tính tốt thì tất sẽ được thuận lợi và phúc báo giống như câu “cảnh tùy tâm chuyển”. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 9 Điều không được cưỡng cầu khi đi lễ chùa theo quan niệm của người xưa nhé. 1. Cầu không ốm đau, bệnh tật  Người niệm Phật không nên cầu khỏi ốm đau, cầu không bệnh thì chính là sinh ra tham niệm. Tham niệm một khi được sinh ra thì sẽ là phạm giới, sẽ làm trượt tiêu đường tâm. Trên thân thể một khi có bệnh, trước hết hãy làm cho tâm mình không bệnh. Đạo Phật cho rằng, bệnh tật là do nghiệp lực của mình tạo ra, hành thiện tích đức, tu thân dưỡng tính làm một người tốt mới trị khỏi tận gốc bệnh tật. 2. Cầu không gặp trắc trở  Không gặp trắc trở thì tâm kiêu căng ngạo mạn sẽ khởi

17 cách tích đức không tốn một đồng

Hình ảnh
Nhiều người cho rằng: để hành thiện, tích đức thì phải có điều kiện vật chất dồi dào . Nhưng thực có phải vậy không? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 17 cách tích đức không tốn một đồng được người xưa truyền lại nhé. 1. Tích đức từ lời nói Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói. Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng. 2. Tích đức từ đôi tay Học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác. Mỗi người đều cần tiếng vỗ tay của người khác bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người. Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình. 3. Tích đức từ giữ thể diện

“Ngũ phúc lâm môn” là chỉ năm loại phúc gì

Hình ảnh
“Ngũ phúc lâm môn” là chỉ năm loại phúc gì? “Trường thọ” là mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài. “Phú quý” là tiền tài dư dật hơn nữa còn có địa vị tôn quý. “An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình. “Hảo đức” là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh “Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian. “Ngũ phúc” hợp lại mới tạo thành một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc, một khi tách rời ra thì không còn ổn nữa.  Có người trường thọ lại nghèo hèn qua ngày, có người phú quý nhưng thân thể lại không tốt, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý lại gặp tai họa bất ngờ… Trong “ngũ phúc”, quan trọng nhất là phúc thứ tư – “Hảo đức” . Chính là có được tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, đây là tướng có phúc nhất.  Bởi vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là

9 Đại trí huệ của người xưa, ngàn năm sau vẫn đúng

Hình ảnh
Trí tuệ của người xưa là kho tàng vô giá. Bạn có thể tìm thấy trong đó nghệ thuật xử thế, đạo lý làm người, nguyên tắc tu dưỡng bản thân… Tất cả chỉ gói gọn trong vài chữ thoạt nhìn tưởng đơn giản mà cô đọng, súc tích và đầy gợi mở. Hãy cùng Góp nhặt cát đá tìm hiểu một số đạo lý kinh điển như thế trong bài viết này nhé.  1. Người đại thiện như nước, ở chỗ thấp mà không tranh giành Nước vốn nhu hòa, biết cương nhu tùy lúc, nhu thì hiền hòa, róc rách như suối, cương thì ầm ầm lũ cuốn nước trôi. Nước lại rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, luôn nhún nhường, hạ mình, khi chảy thì thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, ở đâu nước cũng đến được, nuôi dưỡng, thấm nhuần vạn vật.  Làm người mà hành xử được như nước là người đại thiện 2. Người đại trí giả ngu, không cậy mình thông minh Người có thực tài thì không để lộ tài năng ra bên ngoài. Vẻ ngoài của họ trông như đần độn, ngu tối, vụng về nhưng thực ra chỉ là giả tướng. Phải là người có

12 Châm ngôn của cổ nhân, càng ngẫm càng hay

Hình ảnh
Đôi khi chỉ là những lời nói, lời khuyên tưởng như đơn giản, nhưng người xưa chính là đang truyền tải đến chúng ta những di sản tinh thần quý báu. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng lắng nghe “12 Châm ngôn của cổ nhân” . Hy vọng các bạn có thể tìm thấy những thu hoạch và tâm đắc ý nghĩa cho riêng mình.  1. Bình minh liền dậy, quét dọn sân nhà, phải trong ngoài sạch gọn. Hoàng hôn thì nghỉ, khóa hết cửa cổng, cần tự mình kiểm điểm.  2. Bát cơm bát cháo, nên nghĩ có được không dễ. Sợi tơ mảnh vải, luôn nhớ vật lực gian nan. Nên chưa mưa thì thu lụa, đừng đến khát mới đào giếng. Cuộc sống cần phải tiết kiệm, làm khách chớ có lưu luyến. 3. Đồ dùng bền mà sạch, gốm sành hơn vàng bạc. Ăn uống kiệm lại tinh, rau vườn hơn yến tiệc. Đừng xây nhà đẹp, đừng kiếm ruộng hay. Tì đẹp thiếp xinh, chẳng phải phúc nơi khuê phòng. 4. Con cháu dù ngốc, kinh sách không thể không đọc. Ăn ở cần phải thuần phác, dạy con phải có cách hay. 5. Đừng tham của cải trời cho, đừng uống rượu

Trí huệ giao tiếp của Quỷ Cốc Tử: Bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người

Hình ảnh
Trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng cùng một cách để nói chuyện để giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh mà không biết rằng: xử thế cần phải linh hoạt! Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về "Trí huệ giao tiếp của Quỷ Cốc Tử: Bí quyết nói chuyện với 9 kiểu người".  Các bí quyết này được lưu truyền trong cuốn “Quyền Biến Thiên” của “Quỷ Cốc Tử” . Hiểu và nắm vững các tri thức này giúp bạn ung dung, tự tại khi nói chuyện với các kiểu người khác nhau. Nhờ nó bạn cũng có thể khiến đối phương cảm động sâu sắc tự đáy lòng và chiếm được cảm tình của họ. Nhờ vậy nhiều cánh cửa hơn sẽ mở ra trước mắt, khiến cuộc sống của bạn thêm thú vị và bất ngờ ! Quyền Biến Thiên viết - Nói với bậc trí giả phải dựa vào sự hiểu biết - Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện - Nói với người có tài hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi - Nói chuyện với người quyền quý phải dựa vào thế - Nói chuyện với người giàu sang phải dựa vào điều cao quý

12 Bí quyết vàng thay đổi vận mệnh của cổ nhân

Hình ảnh
Cuộc đời mỗi người trên thế gian đều khác nhau, có người cả đời đều cát tường như ý, mạnh khỏe trường thọ; có người thì trung niên gian khổ, về già mạnh khỏe yên bình; có người thì tuổi trẻ vang danh, tuổi già cô đơn khổ cực; có người thì cả đời trắc trở gian nan, mọi việc đều không như ý. Nếu như “Mệnh” là do Trời định trước, thì “Vận” lại nằm trong tay mỗi người. Vậy chúng ta làm thế nào để có thể cải biến vận mệnh của chính mình? Trong video Góp nhặt cát đá hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 12 yếu tố quyết định đến vận mệnh mà cổ nhân đã đúc kết ra nhé. 1. Mệnh Mệnh là cố định bất biến, là đã được định trước. Trong vận mệnh mỗi người, luôn có những điều mà dù chúng ta có cố gắng thay đổi thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào xoay chuyển được.  Mệnh chính là nghiệp thiện – hoặc ác mà một người đã tạo ra trước đó. Chúng được tập hợp lại không sót một chi tiết nhỏ nào. Kết quả là người đó được sinh ra phải hưởng những quả trước đây đã làm ra, không thể trốn trán

Con sâu qua sông bằng cách nào ?

Hình ảnh
Khi thầy giáo hỏi: “Các em có biết con sâu qua sông bằng cách nào không?”. Các học trò đưa ra 3 đáp án: 1. “Con sâu đi qua cầu,” thầy giáo lắc đầu nói rằng : “không có cầu.” 2. “Con sâu nằm trên lá qua sông”, thầy giáo nói rằng “Chiếc lá bị nước cuốn trôi đi rồi.” 3. “Con sâu bị chim nuốt vào trong bụng bay qua sông”, thầy giáo bèn nói rằng “như vậy, nếu sâu chết rồi sẽ mất đi ý nghĩa của việc qua sông”. Vậy thì con sâu sẽ qua sông bằng cách nào đây? Thầy giáo trả lời: con sâu nếu muốn qua sông, thì chỉ có một cách, đó là biến thành bươm bướm.  Trước khi sâu biến thành bướm phải trải qua giai đoạn khó khăn, nó ở trong cái kén, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống. Nỗi khổ này phải trải qua một thời gian rất dài. Có lẽ mỗi người chúng ta cũng giống như con sâu đó vậy, trong chặng đường cuộc sống đều sẽ gặp phải những khó khăn, thất bại, có người đối mặt với những khó khăn thì bi quan thất vọng, không có cách nào thay đổi chính mình.  Ngược

10 Bí quyết tu dưỡng để thành công trong cuộc sống

Hình ảnh
Không cho đi thì không nhận được, không mất thì không được. Bởi vì trái đất là hình tròn cho nên đối xử với người khác như thế nào thì mọi thứ sẽ trở lại với mình như vậy! 1. Làm người: Đối với người trên mà cung kính, đối với người bên dưới không cao ngạo, ấy là lễ. 2. Làm việc: Đối với việc lớn mà không hồ đồ, việc nhỏ mà không so đo thì là trí tuệ. 3. Đối với lợi: Nếu như có thể cầm được 6 phần nhưng chỉ lấy 4 phần thì ấy là nghĩa. 4. Đối với luật: Giữ mình như hoa sen hương thơm thanh khiết thì ấy là liêm. 5. Đối với người: Trước sau như một, chân thành đối đãi thì ấy là tín. 6. Tu tâm: Kính trời (thiên thượng) yêu người thì ấy là nhân (nhân từ, nhân ái). 7. Lúc không có tiền: Nếu đem siêng năng cần mẫn cho đi thì tiền ắt sẽ đến. Đây được gọi là “ông trời ban thưởng cho người cần cù.” 8. Lúc có tiền: Nếu có thể đem tiền cho đi thì người sẽ đến. Đây được gọi là “tài tán nhân tụ.” 9. Lúc có người ở bên: mà đem tình yêu thương cho đi thì sự ngh

Giàu và nghèo

Hình ảnh
Đối mặt với những lúc thăng trầm của cuộc sống, những lúc nghèo khổ bần cùng, rất nhiều người lại rơi vào tuyệt vọng chán nản mà rớt xuống thảm hại hơn. Hãy cùng suy ngẫm về những điều mà người xưa khuyên dạy dưới đây để có cuộc sống lạc quan hơn, tươi sáng hơn nhé! 1. Người nghèo phải ít ở trong nhà, năng ra bên ngoài. Khi giàu có rồi thì phải ở trong nhà nhiều hơn, ít ra bên ngoài. Đây chính là nghệ thuật sống! 2. Khi nghèo, nên tiêu tiền cho người khác. Khi giàu, nên tiêu tiền cho những người thân yêu bên mình. Rất nhiều người đã làm ngược lại! 3. Khi nghèo đừng tính toán ganh đua với người khác, đây gọi là “nghèo nhưng chí không nghèo”. Người giàu phải học được nhường nhịn và buông bỏ. 4. Nghèo thì nên phải hào phóng, giàu không nên phô trương khoe khoang sự giàu có. Cuộc sống càng đơn giản thì càng tĩnh tại. 5. Tuổi trẻ là tài phú lớn nhất, nhưng phải quý trọng gấp đôi thời gian, đừng sợ nghèo khó. Hiểu được bồi dưỡng bản thân, hiểu được cái gì là đáng

7 Đúc kết của người xưa giúp mọi người sống thanh thản

Hình ảnh
Chúng ta chắc hẳn ai cũng mong muốn có một cuộc sống sung túc vui vẻ. Để đạt được nguyện vọng này đôi khi không phải là quá xa vời, thậm chí nó chỉ ở ngay bên cạnh chúng ta thôi... Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy tiền làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khổ. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy con cái làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất mệt mỏi. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy tình yêu làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất đau thương. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy ganh đua, so sánh làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất buồn khổ. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy tha thứ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất hạnh phúc. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy biết đủ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khoái hoạt vui vẻ. Nếu như trong cuộc sống, người nào lấy biết ơn làm trung tâm thì người đó sẽ sống vô cùng lương thiện. ... Chỉ cần chúng ta quyết tâm làm theo thì sẽ được kết quả tốt đẹp. Hãy cùng ghi nhớ, đối chiếu và hành xử

7 Điều nên làm để giúp cuộc sống của bạn tốt hơn mỗi ngày

Hình ảnh
Cuộc sống luôn dạy cho ta những bài học quý giá mà bạn nên biết để sống tốt và ý nghĩa hơn. Dưới đây là 7 bài học vô giá mà cuộc sống dạy bạn . Cùng đọc và suy ngẫm nhé! 1. Học cách tự vui vẻ Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình phải không 2. Học cách tự chăm sóc chính bản thân mình Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết chăm sóc bản thân để thấy được giá trị của mình 3. Học cách từ bỏ nỗi đau Tình yêu làm cho người ta quên đi thời gian và thời gian làm người ta quên đi tình yêu. Đừng để quá nhiều “ngày hôm qua” chiếm hữu “ngày hôm nay” của bạn. 4. Học cách coi nhẹ được mất Trên thế giới này, kỳ thực ngoài sinh mệnh của mình ra thì không còn có gì quan trọng, đáng để bạn lạc lối cả. 5. Học thiện lương Thiện lương là nền tảng, cốt lõi để làm người. Đừng vì danh lợi mà để mất đi bản tính của mình. 6. Học khoan dung Phụ n