Bệnh hoài vì máu quá chua

Máu mất độ mặn thành chua. Tức là khi bị mất tính kiềm cố hữu, độ pH trong máu giảm, cơ thể sẽ gặp đủ các loại xáo trộn, từ tăng mỡ trong máu đến rối loạn chức năng tư duy.

Thông thường, pH của máu – chỉ số phản ánh quân bình kiềm toan trong cơ thể không đứng yên ở vị trí trung tính, mà thiên về phía kiềm với trị số dao động trong khoảng 7,3-7,4. Có như thế thì toàn bộ tiến trình thần kinh – biến dưỡng trong cơ thể mới có thể được xúc tiến với chất lượng cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh. Trái lại, nếu vì lý do nào đó mà máu mất tính kiềm, nghĩa là pH máu giảm, thì đủ loại xáo trộn xuất hiện dễ dàng, từ tăng chất mỡ trong máu bước qua dị ứng cho đến rối loạn chức năng tư duy. Tất cả chỉ vì chất toan thắng thế chất kiềm khiến máu bớt mặn thành chua.

Bệnh hoài vì máu quá chua

Muốn khỏe máu phải kiềm


Vấn nạn của sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 rõ ràng là các căn bệnh mãn tính vì sức đề kháng không ngừng bị đục khoét do đủ loại bệnh nguyên. Từ siêu vi biến thể muôn hình vạn trạng cho đến độc chất sinh ung thư đang tràn ngập trong môi trường ô nhiễm, từ cuộc sống căng thẳng vì stress.

Ngoài ra, khuynh hướng lạm dụng thực phẩm công nghệ, dược phẩm, chất kích thích… cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều bệnh chứng phức tạp được đặt tên là “bệnh thời đại” như cao huyết áp, tiểu đường, thuyên tắc mạch vành, thấp khớp, viêm loét dạ dày, cườm mắt, ung thư… Cho dù có khác biệt về cơ chế bệnh lý, tất cả đều ít nhiều là hậu quả của sức kháng bệnh suy yếu không được kịp thời bổ sung dưỡng chất cần thiết để tái lập quân bình kiềm toan.

Cuộc sống càng căng thẳng, thực phẩm công nghệ càng tràn ngập thị trường, thói quen lạm dụng thịt, mỡ, rượu, bia càng mạnh thì nhu cầu dưỡng chất chống toan càng cao. Và nếu với tình hình theo chiều tăng dần những thói quen ăn uống, sinh hoạt dễ dãi với sức khỏe thì ở nước ta, cho dù có xây thêm bệnh viện, tăng thêm giường bệnh gấp đôi, gấp ba, vẫn quá tải vì số cầu vượt quá xa số cung.

Ăn chay giúp cho máu mặn

Với lối sống xa rời thiên nhiên của nhiều người như hiện nay, muốn quân bình cán cân sinh học, khó có thể chỉ trông mong vào bữa ăn thường ngày. Phần vì nếp sinh hoạt sản sinh toàn chất acid, phần vì chất béo và chất đạm gốc động vật chiếm tỉ lệ quá cao trong khẩu phần. Câu hỏi thực tiễn cho người tiêu dùng là tìm đâu một chế độ dinh dưỡng có cấu trúc lý tưởng về tỉ lệ chất đường, đạm và béo, vừa dồi dào về sinh tố và khoáng tố, lại thêm phong phú về chất kháng oxy hóa để góp phần ngăn chặn hiện tượng thoái hóa, lão hóa và biến thể ác tính đang chực chờ cơ hội thuận tiện trong mỗi cơ thể.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng đáp án lại có sẵn nếu người muốn phòng bệnh:

– Nếu không thường lệ thì tối thiểu áp dụng định kỳ hình thức ăn chay theo đạo Phật. Tuy nhiên, không cần khắc khổ, đơn điệu mà nên càng đa dạng món ăn càng tốt. Những bữa chay thanh khiết sẽ làm giảm gánh nặng giải độc cho lá gan, trái thận, khung ruột và tạo điều kiện thuận tiện cho tiến trình phục hồi.

– Tập thói quen ăn trái cây tươi, loại nào cũng được, nhiều lần trong ngày. Không cần nhiều, mỗi lần một chút để tiếp tế sinh và khoáng tố cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột.

– Uống đủ nước trong ngày, trong giờ lao động, trong lúc đổ mồ hôi để cơ thể đừng bao giờ lâm vào cảnh thiếu nước và rối loạn chất điện giải. Đừng đợi khát mới uống vì khi đó tế bào đã “trúng thương”.

– Bổ sung chất đạm gốc thực vật và chất kháng oxy hóa, tất nhiên với sự hướng dẫn tư vấn của thầy thuốc, từ dược liệu thiên nhiên như đậu nành, sữa ong chúa, tảo spirulina…, thay vì chỉ tập trung vào thuốc hóa chất theo kiểu đau đâu chữa đó.

Nếu món ăn là nguyên nhân sinh bệnh thì thực phẩm, ngược lại, nếu được áp dụng với tri thức khoa học, chắc chắn là thuốc quý vì an toàn và tiện dụng. Đứt tay không hẳn chỉ vì dao quá bén mà thường khi do không biết cách dùng dao.

Y học Đức có giải pháp chống lại máu chua

Khoảng 40 năm trước đây, nhiều thầy thuốc ở Đức đã không mấy quan tâm, thậm chí xem thường khi bác sĩ Schussler cảnh báo về nhiều bệnh lý nghiêm trọng do tình trạng máu mất tính kiềm cố hữu. Không lửa khó có khói. Máu sở dĩ bị “toan hóa” là do sự hiện diện của nhiều độc chất, nói đúng hơn là từ phế phẩm mang tính acid như acid uric, chất sinh sạn khớp trong bệnh gout, acid lactic, chất sinh mỏi cơ vì vận động thái quá… Nhưng sau nhiều chục năm mang nặng định kiến, nhờ nhiều hiểu biết sâu hơn, rộng hơn của ngành y, hiện nay không còn thầy thuốc nào ở Đức không lưu tâm đến phương pháp áp dụng khoáng tố của Schussler để chống tình trạng toan hóa. Lý do cũng rất đơn giản: Vì người bệnh hài lòng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

9 Phẩm chất làm nên một người quân tử, bạn có được bao nhiêu?

Thần Chết

Luận ngữ: 50 Câu tinh hoa cổ nhân truyền lại